Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

GIẶT VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC CƯỚI TẠI NHÀ

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Trang phục cưới là trang phục vô cùng ý nghĩa với cả cô dâu và chú rể. Nếu bạn có điều kiện thì tốt nhất nên ưu tiên việc gửi trang phục cưới cho cửa hàng Giặt hấp để họ có thể xử lý một cách chuyên nghiệp nhất. Ngược lại thì việc xử lý và vệ sinh trang phục cưới sẽ là điều trăn trở và cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và năng lượng nếu bạn có ý định xử lý váy cưới tại nhà.. Dù vậy, nếu không cẩn thận trong quá trình giặt tẩy thì chiếc váy cưới có thể không còn hoàn hảo như ban đầu. Ở bài viết này, Nicole Bridal chia sẻ cho những nàng dâu đang có ý định vệ sinh TRANG PHỤC CƯỚI tại nhà sao cho trông vẫn như mới và an toàn.

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TRANG PHỤC CƯỚI TẠI NHÀ

Xác định chất liệu váy cưới gồm những chất liệu gì là bước quan trọng nhất để xác định cách thức xử lý tiếp theo. Các chất liệu thường sử dụng để hoàn thiện váy cưới: Satin, Lụa, Ren gân và Ren long mi, Lưới, tơ tằm, nhung, organza và các loại hạt pha lê, đá, cườm…

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản váy cưới

  • Khoanh vùng các vết ố, bẩn trước khi giặt: thường là ở cổ áo, vai áo, nách áo và đuôi áo.
  • Trước tiên, bạn hãy sử dụng bột giặt hoặc nước giặt thông thường để tập trung làm sạch các vết ố, bẩn bằng tay, cũng như hạn chế sử dụng bàn chải thô cứng. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể dung chất tẩy rửa cho khu vực bị ố, bẩn cứng đầu. Sau đó, bạn nên ngâm váy cưới 10-30 phút và tiếp tục giặt cả váy cưới bằng bột giặt thông thường.

  • Sau khi xả qua 2, 3 lần nước sạch thì vắt nhẹ để ráo 1 phần nước. Không nên vò quá mạnh có thể dẫn đến giãn vải, rách vải… Nên phơi váy cưới ở nơi thông thoáng hoặc đủ nắng. Sau khi phơi, bạn có thể ủi hơi/ là hơi để làm phẳng các vết nhăn trên váy cưới.

  • Sau khi giặt xong, bạn nên treo váy cưới thẳng đứng trong túi áo cưới chuyên dụng bằng vải không dệt. Điều này sẽ giúp váy cưới luôn trong tình trạng tốt theo thời gian. Không nên sử dụng túi váy cưới bằng nilon, trong thời gian lâu váy cưới có thể bị các vết ố vàng.
  • Lưu ý 1: Đối với các váy cưới có nhiều họa tiết được đính kết bằng pha lê, đá cườm và có giá trị cao, bạn nên hạn chế vò bằng tay hoặc sử dụng lực để hạn chế việc rơi các đính kết trê n váy cưới. Nicole Bridal khuyến khích bạn nên sử dụng dịch vụ giặt hấp chuyên nghiệp.
  • Lưu ý 2: Không ưu tiên sử dụng máy giặt khi váy cưới có nhiều đính kết cho dù bạn có túi giặt và sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể dẫn đến Rách vải.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vest cưới.

  • Vest cưới thường bị vết bẩn cứng đầu ở tay áo, cổ áo và ống quần. Bạn sẽ cần chuẩn bị thêm cây lăn và bàn chải mềm để xử lý chất liệu may vest cưới.
  • Trước khi giặt, hãy dung cây lăn và bàn chải mềm để vệ sinh các bụi bẩn bám trên bề mặt vải.

do-di-dam-cuoi-4

    1. Bước 1: Hòa 1 lượng bột giặt bình thường với nước. Lưu ý khi giặt vest, việc cho quá nhiều khiến bột giặt sẽ làm áo vest nhanh chóng bị bạc màu.
    2. Bước 2: Ngâm áo Vest bẩn trong chậu xà phòng này trong thời gian khoảng 10-30 phút.
    3. Bước 3: Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc khăn mặt, vải chà lên khu vực vết bẩn trên cổ và tay áo cho tới khi vết bẩn được làm sạch.
    4. Bước 4: Xả lại áo vest bằng nước cho tới khi sạch bọt xà phòng. Lưu ý khi giặt đồ vest chỉ cầm cạp quần, cổ áp nhấc lên xuống. Liên tục lặp lại động tác từ 3 đến 4 lần cho tới khi nước giặt trong.
    5. Bước 5: Giữ nguyên nước ở bộ áo vest rồi treo lên móc, để vest khô tự nhiên không được vắt hay vò.
    6. Bước 6: Sau khi áo đã được phơi khô, bạn cần thực hiện là với bàn ủi hơi/là hơi. Hãy lót 1 lớp vải mỏng lên trên áo, tránh là trực tiếp lên mặt áo dễ khiến áo hư hỏng.
    7. Bước 7: Hãy treo vest cưới ở không gian thoáng đãng, tránh việc bị dồn nhau.
  • Lưu ý 1: Giặt vest tại nhà nên ưu tiên việc giặt bằng tay, tuyệt đối không sử dụng máy giặt thông thường.
  • Lưu ý 2: Không vò hay vắt có khiến các sớ vải bị giãn ảnh hưởng đến phom dáng của Vest.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản Áo dài cưới

  • Áo dài cưới thường được làm bằng đa dạng chất liệu, từ satin, gấm, lưới voan, tơ tằm, nhung… Do đó việc xử lý Áo dài cưới cần yêu cầu phân biệt được các chất liệu để có thể giặt máy hoặc giặt tay sao cho an toàn và bền màu.

6-le-trong-dam-cuoi-1

    1. Đối với các chất liệu áo dài cưới Satin, Gấm, Lụa đũi, lưới voan và ren thì bạn có thể cân nhắc sử dụng máy giặt (Tuyệt đối không dung chế độ Spin để vắt) nhưng Nicole Bridal khuyến khích bạn giặt tay và giặt riêng. Bạn nên dùng bột giặt thông thường với lượng vừa đủ. Không nên vắt mạnh mà chỉ cần ấn nhẹ để ráo nước và phơi khô.
    2. Đối với các chất liệu tơ tằm: là loại chất liệu rất nhạy cảm với các chất tẩy rửa (kể cả bột giặt thông thường). Trong trường hợp áo dài cưới của bạn là áo dài cưới tơ tằm trắng, hãy giặt tay với dầu tắm hoặc dầu gội đầu thật dịu nhẹ. Bên cạnh đó, các chất liệu tơ tằm thường được nhuộm bằng màu thủ công nên chắc chắn sẽ ra màu trong quá trình giặt vì vậy hãy thật cân nhắc để sử dụng dịch vụ giặt hấp chuyên nghiệp ở các cửa hàng.
    3. Đối với chất liệu Nhung: đây là loại chất liệu khó xử lý khi bị bám bẩn và phải giặt bằng tay. Hãy ngâm vào nước lạnh và dùng bàn chải mềm cọ một ít bột giặt chà nhẹ nhiều lần cho đến khi sạch vết bẩn. Nếu bị dầu mỡ làm ố thì bạn dùng xăng nguyên chất tẩy sạch rồi đem giặt qua bằng nước lạnh. Giặt xong thì không nên vắt manh tay dễ làm vải bị nhăn nhúm.
  • Đối với áo dài cưới, bạn nên phơi áo ở nơi thông thoáng và hạn chế ánh nắng trực tiếp.
  • Khi ủi hơi nước, nên chọn chế độ nhẹ hoặc vừa để chất liệu áo dài không bị co giãn quá nhiều.

Mục Lục

Bài viết liên quan

Products not found

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn