SAMPLE SALES UPTO 70% OFF | SHOP NOW

Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Dạm Ngõ Chuẩn Bị Những Gì?

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Trước khi tổ chức đám cưới khoảng 2-3 tháng thì hai bên gia đình sẽ tiến hành gặp nhau, tìm hiểu và lên kế hoạch cho đám cưới, đó chính là lễ dạm ngõ. Để tìm  hiểu “lễ dạm ngõ là gì?”, “Cần chuẩn bị cho lễ dạm hỏi“, “Thủ tục lễ dạm ngõ bao gồm những gì?” hãy cùng Nicole Bridal tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt hai bên gia đình, với mục đích nhà trai xin phép nhà gái cho đôi trẻ đặt vấn đề, tìm hiểu nhau kỹ hơn và quyết định tiến tới hôn nhân.

Ở mỗi nơi thì lễ dạm ngõ còn có nhiều tên gọi khác nhau như là lễ chạm ngõ, lễ dặm ngõ, do khẩu ngữ địa phương nên bị nói lái đi nhưng nhìn chung không thay đổi về mặt ý nghĩa của nó.

Lễ Dạm Ngõ Là Gì
Cô dâu, chú rể vui mừng trong ngày lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ có ý nghĩa là để gia đình 2 nhà tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện đôi bên, giúp cho các bạn trẻ không gặp quá nhiều khó khăn khi tìm hiểu nhau như ngày xưa, tiến tới hôn nhân gia đình.

lễ chạm ngõ
Gia đình hai bên gặp nhau vui mừng trong ngày chạm ngõ hai con

Ngày nay thì nhà trai sẽ mang sinh lễ đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho con cái hai bên gia đình tiến đến với nhau, bàn bạc chuyện cưới xin 2 nhà.

Thời điểm xảy ra lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ khá quan trọng trong việc lưu lại ấn tượng hai bên gia đình. Nhà trai sẽ xem ngày, chọn ngày cho phù hợp và bàn bạc với nhà gái để hai bên sắp xếp thời gian, chuẩn bị mọi thứ đầy đủ để tránh xảy ra những sai lầm không đáng có.

Dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? 

Lễ vật cho lễ chạm ngõ không cần quá nhiều thứ phức tạp, chỉ cần chuẩn bị những thứ đơn giản như là bó hoa, hoa quả, và trầu cau là thứ không thể thiếu trong buổi lễ dạm ngõ.

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà lễ dạm ngõ cũng sẽ có sự khác nhau.

Lễ dạm ngõ ở miền Bắc: Bao gồm một cặp trà, cặp rượu, trầu cau, bánh kẹo, trái cây. Tráp lễ sẽ được chuẩn bị theo số chẵn bởi người Bắc quan niệm đi đâu cũng phải có đôi có cặp.

Lễ dạm ngõ ở miền Trung: Dạm ngõ ở miền Trung lễ vật sẽ đơn giản hơn miền Bắc. Lễ vật dạm ngõ miền Trung gồm có mâm trầu, rượu, được đóng gói bằng giấy đỏ, hoa văn đỏ. Bánh trái đi kèm sẽ là những đặc sản của địa phương, vùng đó.

Lễ dạm ngõ ở miền Nam: Mâm lễ được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo với mâm bánh phu thê, cặp trà rượu, trầu cau têm cánh phượng, bánh trái.

Lễ dạm ngõ ở miền Tây: Nhà trai cần chuẩn bị mâm lễ vật gồm có một cơi trầu, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức đơn giản, trà, rượu, mâm ngủ quả theo điều kiện.

Nhìn chung lễ vật dạm ngõ ở các vùng miền sẽ có sự khác nhau nên nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ, chỉn chu nhất. Việc này thể hiện được sự trân trọng của chú rể đối với cô dâu, nhà trai và nhà gái, gắn chặt mối quan hệ thông gia giữa hai gia đình.

Lễ Dạm Ngõ Là Gì
Lễ vật chạm ngõ

Còn nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên cần được lau dọn, trang trí cẩn thận. Đồng thời cần chuẩn bị bàn ghế, bánh kẹo, nước nôi để tiếp khách.

Bên cạnh đó, gia đình nhà gái còn có thể làm mâm cơm thân mật gửi đến nhà trai để câu chuyện dài hơn, trơn tru, giúp tăng tính thân mật, gần gũi của hai bên gia đình.

Thủ tục lễ dạm ngõ gồm những bước nào? 

Trình tự các bước làm lễ chạm ngõ được diễn ra bao gồm:

1. Nhà trai đến nhà gái

Sau khi xác nhận ngày lễ dạm ngõ với nhà gái thì nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật dạm ngõ trước 3-4 ngày. Và đúng ngày đó, nhà trái nẽ mang tráp dạm ngõ đến nhà gái như đã hẹn.

Nhà trai mang lễ vật dạm ngõ đến nhà gái
Nhà trai mang lễ vật dạm ngõ đến nhà gái

2. Nhà trai phát biểu

Bên nhà trai sẽ có đại diện đứng lên gửi lời thăm hỏi, giới thiệu đến các thành viên trong đoàn gồm có những ai. Sau đó, trình bày về lý do đến thăm nhà gái, trình các lễ vật chuẩn bị, ngỏ lời xin phép gia đình hai bên cho đôi trẻ chính thức qua lại.

Trưởng đoàn nhà trai đứng dậy phát biểu
Trưởng đoàn nhà trai đứng dậy phát biểu

3. Nhà gái nhận lễ và phát biểu

Sau khi đại diện nhà trai phát biểu xong thì đại diện nhà gái đứng lên nhận lễ, phát biểu, cảm ơn nhà trai. Đại diện gia đình phát biểu xong, cha mẹ cô dâu dâng lễ vật của gia đình nhà trai lên bàn thờ gia tiên để thông báo với ông bà tổ tiên về chuyện vui của hai con, mong muốn con cái được nhận lời chúc phúc của cặp đôi.

Mẹ cô dâu phát biểu nhận lễ vật từ nhà trai
Mẹ cô dâu phát biểu nhận lễ vật từ nhà trai

4. Cha mẹ hai bên bàn về các nghi lễ

Đây là thời gian nhà trai và nhà gái bàn bạc thống nhất về lễ vật, thời gian, địa điểm tổ chức đám cưới.

Cha mẹ cô dâu và chú rể thắp hương  tổ tiên
Cha mẹ cô dâu và chú rể thắp hương tổ tiên

5. Dùng bữa cơm thân mật

Kết thức lễ chạm ngõ thì gia đình nhà trai sẽ dùng bữa cơm thân mật với nhà gái để tăng thêm cơ hội giao lưu, tìm hiểu nhau, thắt chặt gắn kết gia đình.

Lễ Dạm Ngõ Là Gì
Hai bên gia đình ngồi trò chuyện với nhau

Đi dạm ngõ gồm có những ai?

Lễ dạm ngõ nhà trai sẽ gồm có bố, mẹ chú rể, ông bà của chú rẻ, cô bác ruột thịt… số lượng sẽ 5-7 người. Nhà trai cần có một trưởng đoàn làm đại diện, phát biểu buổi lễ dạm ngõ.

Đại diện cả hai bên gia đình trong ngày dạm ngõ đôi trẻ
Đại diện cả hai bên gia đình trong ngày dạm ngõ đôi trẻ

Còn nhà gái tham dự buổi lễ chạm ngõ thì gồm có bố, mẹ cô dâu, người thân, cùng với trưởng đoàn. Số lượng người tham dự lễ dạm ngõ nhà gái sẽ thường đông hơn, tầm 7-9 người để có thể tiếp đón nhà trai giúp cho nhà trai tận tình, chu đáo hơn.

Tuy nhiên với từng vùng miền, từng địa phương thì số lượng người đi dạm ngõ cũng sẽ có sự khác nhau.

Cô dâu mặc gì trong ngày dạm ngõ?

Trang phục lễ dặm ngõ không cần quá cầu kỳ như là lễ cưới. Vì vậy, cô dâu, chú rể có thể  chọn những bộ trang phục thoải mái, đơn giản, lịch sự, chỉn chu.

Thường lễ dạm ngõ cô dâu nên mang những chiếc áo dài truyền thống, hay là áo dài cách tân, đầm dài lịch sự theo phong cách mà cô dâu yêu thích.

Trang phục cô dâu, chú rể trong ngày dạm ngõ
Trang phục cô dâu, chú rể trong ngày dạm ngõ

Còn đối với chú rể thì nên ưu tiên lựa chọn trang phục đơn giản, đảm bảo sự lịch sự, như là áo dài cách tân, vest hay là sơm mi trắng với quần tây.

Cô dâu, chú rể có thể dùng để bàn bạc để có thể phối đồ ăn ý với nhau. Còn đối với bố mẹ hai bên thì chỉ cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự là được. Nữ thì mặc áo dài, đồ công sở hay là mặc vest, sơ mi quần âu.

Với những thông tin trên đây, bạn sẽ thêm những kiến thức về lễ dạm ngõ là gì?. Qua bài viết này, chúng tôi chúc bạn có một buổi lễ dạm ngõ tốt đẹp, mĩ mãn. Nếu có nhu cầu thuê áo dài cưới cho ngày dạm ngõ, hay là chuẩn bị thuê áo cưới tại TPHCM liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Lễ Dạm Ngõ Là Gì

Mục Lục

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn

Đừng quên ưu đãi !

DÀNH RIÊNG CHO BẠN