SAMPLE SALES UPTO 70% OFF | SHOP NOW

Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

Lễ Hằng Thuận Là Gì? Ý Nghĩa Và Nghi Thức

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Lễ Hằng Thuận là nghi thức cưới truyền thống của các cặp đôi Phật Tử mới cưới mong muốn được tổ chức tại chùa. Nghi thức này thể hiện được sự mong muốn về  một tương lai hạnh phúc ấm nó, xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững. Để hiểu rõ hơn về lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và nghi thức tổ chức buổi lễ mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây nhé.

Lễ Hằng Thuận Là Gì?

Lễ Hằng Thuậnnghi cưới lễ cưới Phật giáo dành cho các Phật tử, được tổ chức trang trọng, thiêng liêng tại chùa hay là thiền viện, hoặc một số nơi có thể diễn ra tại nhà thờ tổ của dòng họ.

Lễ cưới Hằng Thuận
Lễ cưới Hằng Thuận

Chữ “Hằng” mang ý nghĩa là thường xuyên, luôn luôn, “Thuận ” để chỉ sự yên ấm, ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, “Hằng Thuận” còn thể hiện sự hòa hợp, chan hòa với những người xung quanh, đề cao sự tôn trọng đạo của vợ chồng, biết yêu thương, hòa thuận, nhường nhịn, có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận đối với đời song gia đình.

Ý nghĩa là lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận khá được phổ biến ở trong các gia đình Phật tử, là nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong đám cưới, mnag đến nhiều ý nghĩa không chỉ dành riêng đối với cặp đôi mà còn là những người xung quanh.

Đối với gia đình mới

Cô dâu, chú rể khi tự nguyện tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa thì họ đã có ý thức, trách nhiệm cao hơn về cuộc hôn nhân. Dưới sự chủ trị của chư tăng trong chùa, không gian tâm linh, đậm nét dấu ấn của Phật pháp, cặp đôi sẽ được tiến hành các nghi lễ của buổi lễ để chứng minh với Đức phật về mong muốn của bản thân.

Họ hàng hai bên chụp ảnh sau giờ làm lễ Hằng Thuận
Họ hàng hai bên chụp ảnh sau giờ làm lễ Hằng Thuận

Cặp đôi còn sẽ nhận được những lời giáo huấn, sự chỉ dạy quý báu của các sự thầy chủ lễ về nghĩa vụ, bổn phận của người chồng, người vợ, cũng như cách giữ gìn hạnh phúc gia đình, giúp đỡ nhau tu tập để có một gia đình êm ấm, hòa thuận, tránh mâu thuẫn, cãi vã nhau, hướng đến chánh thiện, trở thành người chồng, người vợ tốt và một công dân tốt.

Đối với mọi người xung quanh

Việc tổ chức lễ Hằng Thuận còn mang ý nghĩa to lớn đối với những người xung quanh, tạo sinh thêm phước đức cho gia đình, họ hàng hai bên. Hai bên gia đình sẽ được tổ chức nghi lễ Phật, nghe Pháp trong không khí thiêng liêng, thanh tịnh, sau đó dùng cơm chay giảm bớt nghiệp sát sinh, giúp mọi người nhận được thêm phước lành.

Quan khách tham gia buổi lễ Hằng Thuận
Quan khách tham gia buổi lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận nên tổ chức khi nào?

Một lễ cưới truyền thống của Việt Nam gồm có 3 nghi lễ chính bao gồm: Lễ Dạm Ngõ, Lễ Đính Hôn, Lễ cưới. Vậy nên tổ chức lễ Hằng Thuận khi nào? Thường thì lễ Hằng Thuận sẽ được tổ chức cùng ngày hoặc là sau ngày cưới.

Cô dâu, chú rể thường sẽ chọn tổ chức lễ Hằng Thuận cùng với ngày cưới, vào một trong hai thời điểm: sau lễ rước dâu nhà gái hoặc là sau lễ thành hôn ở nhà trai.

Lễ Hằng Thuận của cô dâu Minh Tâm VÀ chú rể Qúy Hùng
Lễ Hằng Thuận của cô dâu Minh Tâm VÀ chú rể Qúy Hùng

Nếu cặp đôi chọn làm lễ hằng thuận sau lễ thành hôn thì hai bên gia đình sẽ di chuyển đến chùa làm lễ, sau đó, tiếp tục đưa dâu về Gia Tiên nhà trai để làm nghi thức truyền thống.

Còn nếu tổ chức sau lễ thành hôn thì cả 2 sẽ làm lễ cưới hỏi tư gia nhà trai, sau đó tiến hành đến chùa làm lễ. Vì vậy, một số gia đình sẽ tổ chức tiệc cưới chay tại chùa, tăng thêm phần thanh tịnh.

Nếu một số vì lý do, cô dâu, chú rể không sắp xếp được thời gian làm lễ Hằng Thuận cùng với ngày cưới thì nên tổ chức sau lễ đám cưới chậm nhất là 2 ngày đổi lại.

Nghi thức tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa

Một nghi lễ tổ chức Lễ Hằng Thuận sẽ gồm có 3 bước chính:

Chuẩn bị chỗ ngồi cho những người tham gia buổi lễ

  • Mọi người tham dự buổi lễ Hằng Thuận của các cặp đôi cần phải ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị đèn nhang, xông hương trầm và chuẩn bị nghênh đón vị chủ trì hôn lễ.
  • Từ chính điện nhìn ra, hai bên người thân, bạn bè được xếp ngồi hai bên với nhà trai ngồi bên trái, nhà gái ngồi bên phải.
  • Các vị Hòa thượng ngồi lên phía trên khán đài.

Quy trình thực hiện nghi lễ chính

Chủ hôn sẽ là Hòa thượng, chư Tăng Ni trong chùa sẽ tiến hành các nghi lễ Hằng Thuận. Tại đây, chủ hôn sẽ tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự. Tiếp đến sẽ tiến hành đại diện gia đình trai và gái hai bên sẽ đứng lên phát biểu.

Tiếp tục tiến hành tụng kinh cầu nguyện, kiểm tra xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa. Còn nếu một trong hai chưa ai tiến hành quy y thì sẽ được hiện trước.

Cả cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước tượng Đức Phật để phát nguyện, nhận được lời ban phước, cũng như lời dạy về luân thường đạo lý trong hôn nhân từ chủ hôn.

Chú rể đọc lời cầu nguyện trước mắt Đức Phật
Chú rể đọc lời cầu nguyện trước mắt Đức Phật
Cô dâu đọc lời cầu nguyện trước mắt Đức Phật
Cô dâu đọc lời cầu nguyện trước mắt Đức Phật

Sau đó, trụ trì hôn lễ sẽ tiến hành buộc dây tơ hồng, đại diện cho việc gắn bó, kết nối của đôi uyên ương. Tiếp đến, cặp đôi quỳ lạy trước cha mẹ hai bên, ký tên vào giấy chứng nhận hôn nhân và trao nhẫn cưới cho nhau.

Cặp đôi nghe điều răn dạy của chủ trì
Cặp đôi nghe điều răn dạy của chủ trì

Cặp đôi sẽ nhận được lời dạy từ phía gia đình hai bên và trao quà cho nhau.

Cặp đôi dâng trà cho cha mẹ
Cặp đôi dâng trà cho cha mẹ
Cô dâu chú rể dâng trà cho cha mẹ
Cô dâu chú rể dâng trà cho cha mẹ

Sau khi nghi lễ chính được hoàn tất, thì chúng ta sẽ tiếp tục các nghi lễ phụ trợ. Mọi người dùng trà, bánh ngọt, tiệc chay tại chùa. Tiếp đến là việc cúng dường cho nhà chùa.

Các bước này sẽ diễn ra tuần tự, trang nghiêm, đảm bảo các bước được tiến hành cụ thể, tạo được không gian tôn trọng, hạnh phúc cho các cặp đôi, gia đình.

Một vài lưu ý khi tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa

Chùa là nơi linh thiêng, mang tính tâm linh cao, và có các quy định riêng, nên nhiều cặp đôi, gia đình khi quyết định chọn chùa là nơi tổ chức lễ Hằng Thuận cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình chuẩn bị, tổ chức lễ Hằng Thuận để việc tổ chức diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn, ý nghĩa hơn.

Chú rể và cô dâu trao nhẫn cho nhau trong buổi lễ Hằng Thuận
Chú rể và cô dâu trao nhẫn cho nhau trong buổi lễ Hằng Thuận

Dưới đây là một số lưu ý về việc tổ chức lễ cưới Hằng Thuận bạn cần phải thực hiện như sau:

  • Thông báo cho nhà chùa về pháp danh của cô dâu, chú rể. Nếu chưa có thì tiến hành lễ Quy Y trước lễ Hằng Thuận, hoặc sẽ làm cùng 1 ngày với nhau.
  • Địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận nên là nơi quen thuộc có mối quan hệ từ trước.
  • Để đảm bảo việc tổ chức lễ Hằng Thuận được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nên dành thời gian lui tới trước lễ 2-3 ngày
  • Cần có sự bàn bạc, đồng ý của nhà chùa nếu bạn muốn tranh trí không gian tổ chức theo sở thích cá nhân.
  • Nếu một tổ chức tiệc chay trong nhà chùa thì cần hỏi ý kiến của sư trụ trì, Ban Hướng dẫn Phật Tử có được phép hay không. Bởi một số nơi chỉ cho phép ăn nhẹ chứ không được tổ chức trong chùa.
  • Trang phục cưới thì nên chọn mặc áo dài cưới, và căn dặn khách mời tham dự lễ Hằng Thuận tại chùa bộ trang phục kín đáo, trang trọng để có thể giữ được sự sang trọng, của buổi lễ.

Trang phục của cô dâu, chú rể trong lễ hằng thuận

Vì không gian tổ chức của lễ cưới Hằng Thuận thường được tổ chức tại chùa nên việc lựa chọn trang phục của cô dâu, chú rể cần được chú ý. Hầu hết, cặp đôi đều chọn các trang phục kín đáo, trang nhã, không quá rườm rà.

Bạn có thể lựa chọn các mẫu áo dài, cách điệu, kín đáo, áo dài đỏ, trắng, vàng… cho lịch sự, phù hợp. Bạn không nên sử dụng áo dài cách tân cho lễ Hằng Thuận.

Cô dâu, chú rể trông bộ áo dài đỏ truyền thống tại Lễ Hằng Thuận
Cô dâu, chú rể trông bộ áo dài đỏ truyền thống tại Lễ Hằng Thuận

Cần lựa chọn áo dài có chất liệu dày, kín đáo, tăng lên sự tôn nghiêm, vẻ đẹp nổi bật cô dâu. Bạn có chọn trang phục với chất liệu kết đá, chọn vải thêu nổi bật của họa tiết. Nhưng không nên chọn các áo dài đính đá lấp lánh, họa tiết cầu kỳ, chói mắt.

Cặp đôi chụp ảnh cùng sư thầy và bố mẹ hai bên
Cặp đôi chụp ảnh cùng sư thầy và bố mẹ hai bên

Không nên chọn những chiếc áo dài màu tối, pha trộn nhiều màu nơi cửa chùa, không phù hợp với cửa Phật. Nếu bạn đang tìm một đơn vị may đo áo dài cưới, áo dài cho lễ Hằng Thuận giá tốt, chất lượng hãy liên hệ ngay với Nicole Bridal để được hỗ trợ tư vấn, báo giá nhé.

Trên đây là những thông tin về lễ Hằng Thuận là gì? Nicole Bridal muốn gửi đến cho bạn. Hi vọng bài viết cho bạn những thông tin hữu ích.

 

Lễ Hằng Thuận Là Gì

Mục Lục

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn

Đừng quên ưu đãi !

DÀNH RIÊNG CHO BẠN