Lễ rước dâu là nghi thức trọng đại và cũng là bước cuối cùng khép lại một đám cưới hoàn chỉnh. Thế nhưng không phải cặp tân lang tân nương nào cũng nắm rõ về nghi thức này. Đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ về nghi thức làm lễ rước dâu của người Việt!
Nghi thức lễ rước dâu trong hôn lễ truyền thống
Lễ rước dâu là một nghi thức phức tạp đòi hỏi phía nhà trai và nhà gái cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Nghi lễ rước dâu miền Nam và miền Bắc tuy có phần khác biệt về phong tục, nhưng vẫn khá tương đồng về trình tự nghi lễ rước dâu với các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho lễ rước dâu
Việc cần làm đầu tiên là xem ngày lành tháng tốt để chuẩn bị cho lễ rước dâu. Về phía nhà trai cần có sính lễ đầy đủ, chu đáo nhằm thể hiện thành ý đối với nhà gái. Các mâm lễ vật phải được đậy cẩn thận và phủ bằng vải đỏ. Chú rể cũng cần thắp nhang trước khi lên đường sang nhà gái. Các mâm quả sẽ được trao cho dàn bưng quả đại diện nhà cho nhà trai.
Về phía nhà gái cần chuẩn bị đội hình bê tráp với số lượng người tương đương với đội hình của nhà trai. Có một lưu ý là đội bưng quả bắt buộc phải là những người độc thân.
Hai bên gia đình cũng cần trao đổi về vị trí đậu xe đón dâu và thời gian cử hành lễ.
Bước 2: Trao lễ vật
Theo phong tục thời xưa thì nhà gái sẽ thắp hương trước rồi mới cho nhà trai bước vào. Đội bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng sẵn đợi đội bưng quả của nhà trai. Hai bên đứng đối diện nhau và tiến hành trao lễ vật. Chú rể đứng đầu đoàn nhà trai, phía sau là người chủ hôn, tay bê khay rượu và nữ trang.
Bước 3: Nhà gái nhận quà và dâng lên bàn thờ gia tiên
Đội bưng quả bên nhà gái sẽ mang lễ vật đặt lên bàn thờ gia tiên. Thường thì trầu cau sẽ được đặt ở chính giữa và sẽ được đánh dấu sẵn để mở ra đầu tiên.
Bước 4: Nhà trai trình lễ vật
Chủ hôn bên phía nhà trai sẽ xin phép mở đầu buổi lễ, mở nắp tráp và giới thiệu từng lễ vật mà nhà trai mang đến.
Bước 5: Cô dâu ra mắt
Ở bước này, cô dâu sẽ được bố mẹ dẫn ra mắt dòng họ hai bên.
Bước 6: Tiến hành lễ gia tiên
Đây là bước rất quan trọng, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương trước bàn thờ gia tiên nhà gái. Người đàn ông trong gia đình nhà gái (bố, anh trai hoặc em trai của cô dâu) sẽ là người thắp hương trước, sau đó tới cô dâu.
Tiếp đến là nghi thức đốt đèn long phụng. Nhà trai có nhiệm vụ mang theo cặp đèn, còn nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn hai đế chân đèn.
Sau khi bố mẹ cô dâu thắp hương xong, đôi uyên ương sẽ tiến hành làm lễ khấn tổ tiên.
Bước 7: Trao nhẫn cưới
Cô dâu chú rể sẽ trao và đeo nhẫn vào ngón áp út của đối phương trước sự chứng kiến của họ hàng hai bên.
Bước 8: Nhận quà cưới
Ở bước này, cặp đôi sẽ được nhận quà cưới từ bố mẹ và họ hàng hai bên. Người nhận lễ thường là cô dâu.
Bước 9: Mời rượu và trầu cau
Theo phong tục, chú rể sẽ rót rượu và cô dâu sẽ xé cau, xếp trầu. Đôi vợ chồng trẻ sẽ mời hai vị chủ hôn của hai họ, sau đó là mời bố mẹ hai bên.
Bước 10: Tổ chức tiệc nhà gái
Ngày nay, phần tiệc đã được giảm bớt với bánh, trà nước và trái cây. Lễ rước cần tổ chức ngắn gọn để kịp về nhà trai cử hành lễ.
Bước 11: Nhà gái trả lễ
Nhà gái sẽ trả lại mâm quả cho nhà trai. Lưu ý khi xếp mâm quả là nếu có nắp đậy thì sẽ lật ngược nắp lên.
Bước 12: Đưa cô dâu mới về dinh
Mẹ chồng dắt tay cô dâu song hành cùng chú rể ra xe hoa. Lúc đi, cô dâu không được ngoái đầu nhìn lại. Ngoài ra, cô dâu cũng cần chọn một phù dâu để phụ giúp mang đồ về nhà trai.
Nghi thức lễ rước dâu công giáo
Các nghi thức lễ cưới của người theo công giáo đều thực hiện theo phong tục truyền thống của bên đạo gồm: Tạ ơn Thiên Chúa – Kính nhớ tổ tiên – Lễ mừng cha mẹ. Nếu một trong hai bên gia đình không theo đạo thì nghi thức này chỉ được thực hiện ở một bên. Bên còn lại sẽ thực hiện nghi thức rước dâu như bình thường.
Thường thì nghi lễ rước dâu công giáo tại nhà gái sẽ được tổ chức như sau:
- Đến giờ lành thì chủ hôn đại diện hai gia đình tiến hành lễ nhập gia.
- Hai bên chào hỏi, ổn định chỗ ngồi.
- Nhà trai giới thiệu thành viên đại diện và sính lễ mang tới.
- Nhà gái giới thiệu các thành viên và gửi lời cảm ơn tới đoàn nhà trai.
- Tiến hành nghi thức rước dâu công giáo.
- Hai bên gia đình gửi lời chúc phúc tới đôi uyên ương.
- Rước dâu về nhà trai.
Nghi thức làm lễ gia tiên công giáo tại nhà trai có nội dung khá giống lễ tại nhà gái như đã nêu trên. Chỉ có một điểm khác biệt là nhà gái ra về, còn cô dâu mới sẽ ở lại nhà chồng.
Những lưu ý trong lễ rước dâu
Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng quy trình lễ rước dâu thì hai bên gia đình cũng cần lưu ý một vài điều kiêng kỵ để cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng rẻ luôn viên mãn, đủ đầy như sau:
- Không nên đón dâu sai giờ hoàng đạo.
- Tránh việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài.
- Cô dâu không được xuất hiện trước khi nhà trai tới đón.
- Mẹ chồng có nhiệm vụ dẫn con dâu về phía nhà chồng, nếu mẹ chú rể không thể có mặt thì cần thay thế chị gái hoặc em gái của chú rể.
- Cô dâu không nên khóc lóc và ngoái đầu nhìn lại khi theo đoàn rước dâu về nhà chồng.
- Cô dâu có bầu trước khi cưới nên kiêng không vào nhà trai bằng cửa chính.
- Cô dâu cần giải kim tiền gồm 7 hoặc 9 tờ tiền lẻ trên đường, nhất là cầu, ngã ba, ngã tư với mục đích tránh xa những điều không may mắn.
- Cô dâu không nên treo đồ đạc đè lên vật dụng của chú rể.
- Ngoài ra cô dâu cũng cần chuẩn bị trang phục trong nghi thức rước dâu thật chỉn chu. Thường thì trong ngày lễ trang trọng này, các nàng dâu mới sẽ mặc áo dài cưới có màu sắc tươi sáng như đỏ, hồng, cam, trắng,… Thêm vào đó cô dâu cũng cần tránh những mẫu áo dài có thiết kế cầu kỳ, rối mắt hoặc màu sắc quá lòe loẹt. Nếu cô dâu mới vẫn chưa có ý tưởng trang phục mặc trong lễ rước dâu thì có thể tham khảo bộ sưu tập áo dài cưới của nhà Nicole Bridal
Trên đây là những thông tin về lễ rước dâu cùng những lưu ý trong việc chọn trang phục và cử hành nghi lễ trọng đại này. Đời người con gái chỉ lên xe hoa một lần, đừng ngần ngại đầu tư một chiếc áo dài cưới thật chất lượng để ghi dấu khoảnh khắc thiêng liêng này nhé các nàng. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về nghi thức rước dâu hay có nhu cầu thuê/may áo dài cười thì hãy liên hệ với Nicole Bridal để chúng mình hỗ trợ nhé!