Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

Tất tần tật A-Z nghi lễ cưới Công giáo cho tân lang, tân nương

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Lễ cưới Công giáo thiêng liêng và ấn tượng là niềm mơ ước của những người con Giáo dân và những ai sắp trở thành con của Chúa. Nghi thức cưới Công giáo được cử hành trong những nhà thờ mang không khí trang nghiêm và xúc động trở thành hình ảnh đẹp của cộng đồng giáo dân nói riêng và những ai dõi theo bí tích hôn phối nói chung. Để giúp mọi người tìm hiểu toàn bộ nghi thức cưới nhà thờ của người Công giáo, hãy cùng dõi theo bài viết sau từ Nicole Bridal nhé!

Phong tục lễ cưới Công giáo của người Việt Nam có gì đặc biệt?

Lễ cưới Công giáo được biết đến rộng khắp với cái tên Bí tích hôn phối. Đối với người Công giáo, bí tích hôn phối là nghi lễ quan trọng nhất, được tổ chức tại nhà thờ (thường là nhà thờ cô dâu sinh hoạt). Trước sự chứng kiến của Chúa và Cộng đoạn, cô dâu và chú rể chính thức được công nhận trở thành một gia đình mới. Có thể nói, lễ cưới nhà thờ của người Công giáo là nét văn hóa đặc trưng và độc đáo trong đời sống văn hóa của giáo dân. Thiếu đi nghi thức này, đám cưới sẽ chưa thể trọn vẹn.

Để có thể thực hiện lễ cưới Công giáo, nhận được sự công nhận của gia đình và cộng đồng giáo dân, cô dâu và chú rể cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chú rể/cô dâu phải là người theo đạo Thiên Chúa.
  • Hoàn thành và được cấp chứng chỉ hoàn tất giáo lý hôn nhân do nhà thờ tổ chức
  • Có giấy đăng ký kết hôn hợp pháp

Trong trường hợp một trong hai người không theo đạo Công giáo sau kết hôn, hai bạn không thể cử hành lễ Bí tích hôn phối. Thay vào đó lễ “Phép chuẩn” ngắn gọn và đơn giản hơn sẽ được cử hành để công nhận gia đình mới. “Phép chuẩn” là nghi thức để thành toàn cho hôn nhân của 1 người đã chịu phép rửa tội và 1 người chưa rửa tội.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 1
Cô dâu Stephanie
Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 2
Cô dâu Huyền Trang

Các nghi thức lễ cưới Công giáo trước ngày đám cưới

Lễ cưới Công giáo thường trải qua rất nhiều nghi thức khác nhau. Để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ, các cặp đôi sắp về chung một nhà cần nắm thông tin các nghi lễ như:

Ra mắt Cha quản giáo xứ

Hôn nhân và gia đình là điều quan trọng, đặc biệt trong các gia đình theo đạo Công giáo. Tình yêu phải xuất phát từ hai phía và hoàn toàn tự nguyện. Việc đi đến quyết định hôn nhân dựa trên nền tảng tự nguyện, không bị ai thúc ép hay ràng buộc. Vì vậy điều tiên quyết chính là hai bạn cần nhận được sự ủng hộ từ gia đình hai phía. Trước khi đến gặp Cha xứ, người lớn trong hai gia đình đã thông qua mối hôn sự này.

Sau khi đã ra mắt và nhận được sự ủng hộ của người lớn hai bên gia đình, cô dâu và chú rể sẽ đến gặp Cha xứ nhà thờ nơi cô dâu, chú rể sinh hoạt Công giáo. Cha xứ sẽ hướng dẫn cặp đôi những điều cần thiết để chuẩn bị cho buổi lễ Bí tích hôn phối hoặc Phép chuẩn nếu một trong hai người không có ý định theo đạo. Khoảng 9-12 tháng trước ngày tổ chức cưới sẽ là khoảng thời gian phù hợp để gặp Cha xứ.

Trong trường hợp một trong hai người chưa phải giáo dân và có ý định nhập đạo, Cha xứ sẽ hướng dẫn chi tiết nghi thức, khóa học cần thiết để bạn nhập đạo. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, bạn sẽ được cấp các chứng nhận giáo dân/giáo lý hôn nhân…

Chọn ngày cưới cử hành lễ cưới Công giáo

Khác với nghi thức cưới truyền thống của người Việt không theo đạo, ngày cử hành lễ cưới Công giáo do chính Cha xứ quyết định. Ngày này được lựa chọn dựa trên lịch Công giáo. Cặp cặp đôi nên gặp Cha xứ xin định ngày cưới sau khi nhận được sự đồng ý của gia đình và thống nhất thời gian cụ thể để thực hiện các nghi thức khác như lễ Dạm hỏi, Vu quy, Thành hôn phù hợp. Một lưu ý mà các cặp đôi cần lưu ý rằng, ở những thành phố lớn, số lượng cặp đôi cử hành Bí tích hôn phối nhà thờ rất nhiều nên có thể bạn sẽ cùng các cặp đôi khác cử hành lễ cưới trong nhà thờ cùng một ngày. Nếu mong muốn của hai bạn và gia đình là tổ chức nghi lễ riêng tư, hãy ngỏ ý với Cha xứ nhé.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 3
Cô dâu Nhung Nguyễn

Học giáo lý hôn nhân

Đây là một trong những việc bắt buộc ở hôn nhân người Công giáo. Học giáo lý bao gồm những bài học về gia đình, quan hệ hôn nhân, kiến thức sinh sản, giáo dục, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình… để củng cố kiến thức, vai trò của các bạn trẻ trước khi bước vào xây dựng gia đình mới. Hầu hết kiến thức sẽ được Cha cố thụ giảng.

Thời gian học giáo lý hôn nhân và thi lấy chứng chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Nếu cả hai bạn đều theo đạo Công giáo, thời gian học giáo lý kéo dài 6 tháng, gồm 12 buổi.
  • Nếu một trong hai người không theo đạo Thiên Chúa, cặp đôi sẽ phải liên hệ với Linh mục xin “Đơn chuẩn hôn khác đạo”. Sau đó người không theo đạo sẽ học thêm giáo lý Tân tòng 4-8 tháng. Sau khi hoàn tất Tân tòng mới đủ điều kiện học giáo lý Hôn nhân. Lúc này thời gian học có thể kéo dài 10-12 tháng.

Sau khi hoàn tất giáo lý Hôn nhân, cả hai sẽ được cấp chứng chỉ giáo lý hôn nhân, hoàn thành một trong ba điều kiện cử hành lễ cưới Công giáo.

Đăng ký hôn phối

Hai bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi đến nhà thờ, nơi mà hai bạn dự định tổ chức lễ cưới. Khi gửi hồ sơ, hai bạn nên đi chùng cha hoặc mẹ hoặc người thân thiết nhất trong gia đình để trình diện. Đăng ký hôn phối có thể tiến hành ở nhà trai, nhà gái hoặc nơi hai bạn cư trú đều được.

 

Ngày nộp hồ sơ, cả hai sẽ lần lượt gặp riêng Cha để trao đổi các thắc mắc, xin các lời khuyên (nếu có). Nếu hồ sơ hợp lệ, Cha sẽ sẽ chấp thuận và quyết định thời gian, địa điểm tổ chức lễ cưới cho cặp đôi.

 

Hồ sơ đăng ký hôn phối mà hai bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Giới giới thiệu của Cha xứ nơi hai bạn học giáo lý hôn nhân
  • Chứng chỉ Rửa tội mới nhất (tối đa 6 tháng)
  • Chứng chỉ Thêm sức
  • Chứng nhận hoàn thành giáo lý Hôn nhân
  • Giấy chứng nhận kết hôn
  • Sổ gia đình công giáo (bản gốc)
  • Giấy miễn chuẩn (nếu hôn nhân khác đạo)

Xem thêm: Dịch vụ thuê váy cưới làm lễ nhà thờ tại Nicole Bridal

Top mẫu váy cưới làm lễ nhà thờ đẹp thanh lịch cho tân nương Công giáo

Rao hôn phối

Sau khi hồ sơ hôn phối được duyệt, cặp đôi sẽ điền tờ khai Hôn phối để Cha xứ lập tờ Rao hôn phối. Lời rao được tiến hành liên tiếp trong 3 Chúa nhật liên tiếp ở cả hai bên giáo xứ nhà trai, nhà gái (nơi hai bạn cư trú).

Rao hôn phối có ý nghĩa thông báo đến tất cả mọi người trong cộng đoàn biết đến hôn lễ sắp tới của cặp đôi, gửi lời chúc và cầu nguyện phúc lành, thánh ân đến cả hai. Đồng thời giải quyết những ngăn trở (nếu có) trước ngày thực hiện lễ cưới nhà thờ.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 4 (1)
Cô dâu Mia

Gửi thiệp mời khách đến lễ cưới Công giáo

Cặp đôi sẽ cần chuẩn bị thêm thiệp mời quan khách đến dự lễ Bí tích hôn phối. Thiệp mời này thường tối giản thông tin, màu sắc, đặc trưng bởi những họa tiết Thiên Chúa giáo như cây thánh giá, quyển kinh thánh, nến…

Nội dung trên thiệp mời khách dự lễ Bí tích gồm những lời chúc của Chúa, địa điểm nhà thờ nơi cặp đôi tổ chức hôn phối để thể hiện sự quan trọng của buổi lễ, đồng thời hạn chế rủi ro nhầm lẫn cho khách mời.

Trong ngày cưới lễ cưới Công giáo có những nghi thức gì đặc biệt?

Sau khi đã hoàn tất các nghi thức truyền thống cưới hỏi người Việt, cặp đôi Công giáo sẽ cử hành Bí tích hôn phối tại nhà thờ gồm những thủ tục sau:

Hỏi cô dâu và chú rể

Đây là nghi thức mở đầu lễ cưới Công giáo truyền thống. Cha xứ cũng là chủ hôn của buổi lễ sẽ hỏi cô dâu và chú rể lần lượt 3 câu hỏi về sự tự do, trách nhiệm với đối phương và sự chuẩn bị cho con cái. Mục đích những câu hỏi này để cặp đôi ý thức rõ về trách nhiệm bản thân, sự trưởng thành và mục đích cao đẹp của hôn nhân.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 5 (1)

Trao lời thề nguyện

Cô dâu và chú rể lần lượt tuyên thệ lời thề (Wedding Vow) trước sự chứng kiến của Chúa, Cha xứ, hai gia đình và khách mời tham dự lễ Bí tích. Cả hai sẽ nhắc lại những kỷ niệm tình yêu, ấn tượng về nhau và lời hứa cam kết gắn bó, đồng hành, thủy chung, bên nhau trọn đời.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 6 (1)

Làm phép và trao nhẫn cưới

Sau lời tuyên thệ, Cha xứ sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng, cộng đoàn có thêm một gia đình mới. Cô dâu và chú rể sẽ trao nhau nhẫn cưới.

Tùy theo phong tục từng địa phương, một số lễ cưới Công giáo có thêm nghi thức thắp nến trong phần lễ này. Cô dâu và chú rể dùng cây nến đã được chuẩn bị riêng cho mình để cùng nhau thắp ngọn nến chung, chính thức bước vào hành trình mới mang tên gia đình.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 7

Ký tên vào sổ hôn phối

Sau nghi thức Wedding Vow, cô dâu và chú rể cùng ký tên vào sổ hôn phối trước sự chứng kiến của Linh mục và Chủ hôn. Sổ này sẽ được lưu trữ trong văn khố giáo xứ.

Hát đáp ca, cảm ơn và kết thúc buổi lễ

Sau khi hoàn tất buổi lễ, đôi vợ chồng mới sẽ phát biểu lời cảm ơn Cha xứ, toàn thể gia đình, người thân, bạn bè, ca đoàn, ban ngành đã tạo điều kiện tổ chức lễ và ủng hộ lễ cưới này.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 8

Trên đây là những thông tin về nghi lễ cưới Công giáo mà Nicole Bridal tổng hợp. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp những cặp đôi Công giáo, đặc biệt là những ai sắp trở thành người con của Chúa biết thêm những thông tin quan trọng để chuẩn bị tươm tất cho lễ cưới sắp tới.

Nicole Bridal - nghi lễ cưới Công giáo hình 2

Mục Lục

Bài viết liên quan

NICOLE BRIDES - LUCIA TRAN 6_result

Bride: Lucia Trần

Chiếc váy công chúa đơn giản của nàng dâu Lucia Trần được tạo nên từ lụa satin cao cấp cho phần thân trên, mang đến

Nicole Bridal - Khuê & Đức(1)_24.06.2022 (1)

Như Khuê & Đức | TP.HCM

Cô dâu Như Khuê đã chọn thuê váy cưới công chúa lấp lánh Caily cho ngày trọng đại của mình. Đây là mẫu váy cưới

Products not found

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn

Kết nối ngay!

(Nicole Bridal luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn)