SAMPLE SALES UPTO 70% OFF | SHOP NOW

Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

Phong tục đám cưới người Hoa: hiểu và chuẩn bị tươm tất nhất

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Phong tục đám cưới người Hoa có nhiều điểm khác biệt so với các nghi thức cưới truyền thống của người Việt. Để giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về những nghi thức trong đám cưới người Hoa, hãy cùng tham khảo bài viết sau từ Nicole Bridal nhé.

Đám cưới người Hoa ở Việt Nam

Tại mỗi quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, cộng đồng người Hoa vẫn giữ nhiều phong tục truyền thống, nét văn hóa riêng trong nghi thức cưới hỏi. Văn hóa cưới hỏi của người Hoa ở Việt Nam là sự pha trộn của nhiều luồng văn hóa như Trung Quốc, Hongkong, Quảng Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến.

Cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn tập trung chủ yếu tại các quận 5, 6, 11 và một phần quận 10. Quận 5 là khu vực tập trung nhiều người gốc Quảng Đông, trong khi người Tiều (người Triều Châu) tập trung sinh sống tại quận 6.
Lễ cưới của người Hoa có một số điểm độc đáo riêng, hãy cùng Nicole Bridal tìm hiểu thêm nhé.

đám cưới người hoa

Mâm quả đám cưới người Hoa truyền thống

Dù thời gian sinh sống tại Việt Nam rất lâu, cộng đồng người Hoa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của họ, đặc biệt trong nghi thức cưới hỏi.

Mâm quả cưới của người Hoa không hạn chế số lượng mâm quả. Với người Hoa, càng có nhiều mâm quả được trao tặng trong ngày cưới càng có ý nghĩa chúc phúc, sung túc cho vợ chồng mới. Dẫu vậy ngày nay, nhiều cô dâu, chú rể người Hoa hiện đại lựa chọn giản lược bớt số lượng mâm quả, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.

Nhìn chung theo phong tục đám cưới người Hoa, số lượng mâm quả, bánh trái, mâm trang phục cưới… không giới hạn số lượng, nhưng số mâm nên rơi vào số chẵn như 6, 8, 10… để thể hiện sự trọn vẹn, có đôi, có cặp.
Mâm quả truyền thống người Hoa ngày cưới bao gồm:

  • 1 con heo quay
  • 1 cặp gà trống và mái còn sống
  • 4 món hải vị (thường gồm mực khô, tôm khô, nấm hương, tóc tiên)
  • 1 bánh cưới
  • 1 cặp quả quýt (mang ý nghĩa sinh quý tử)

tiệc cưới người hoa

Ngày nay, lễ vật trong mâm quả cưới người Hoa hiện đại gồm:

  • Tiền vàng
  • Đùi heo
  • Trầu cau
  • Rượu trà
  • Hoa quả

Đặc biệt, trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu, lễ vật bắt buộc phải có đùi heo quay. Ý nghĩa của lễ vật này chính là hướng đến những điều tốt đẹp, phúc lành cho cô dâu và chú rể ngày cưới. Đây chính là điểm đặc sắc trong văn hóa cưới hỏi người Hoa.

Nghi thức cưới hỏi người Hoa gồm những gì?

Phong tục cưới hỏi người Hoa trải qua 4 lễ như sau:

  1. Lễ Thuyết Thân – 說親: còn được biết với tên gọi khác là lễ Sang nhà, lễ Xem mắt hoặc Đám nói trong Tiếng Việt. Buổi lễ này cũng có chung ý nghĩa như lễ Dạm ngõ của người Việt. Lúc này nhà trai sẽ cử người sang nhà gái để ngỏ lời xin hỏi cưới. Các thông tin như tuổi tác, sính lễ, thời gian,… sẽ được đề cập trong buổi lễ này.
  2. Coi bói chọn ngày lành, giờ tốt 睇: là sự kết hợp của 3 lễ: vấn danh, nạp cát và thỉnh kỳ). Cả hai nhà sẽ thống nhất về ngày giờ tổ chức lễ, tiệc để cầu mong phúc lành cho vợ chồng mới cưới.
  3. Lễ Đính Hôn (訂婚) tức là Qua Đại Lễ – 過大禮: là buổi lễ ăn hỏi tương tự như trong phong tục cưới xin của người Việt
  4. Lễ nghênh thân (迎親): tương tự lễ rước dâu trong văn hóa Việt. Nghi thức này chính thức người nữ trở thành con dâu, là một thành viên trong gia đình.

Các phong tục cưới hỏi truyền thống khác của người Hoa

Một số phong tục, tập quán truyền thống trong nghi thức cưới hỏi vẫn được người Hoa hiện đại duy trì cho đến ngày nay. Có thể kể đến như:

  • An sàng: trang trí giường tân hôn, mang ý nghĩa cầu mong con cháu đầy đàn, vợ chồng sớm sinh quý tử…
  • Chải đầu trước lễ cưới: cô dâu cần tắm rửa, thay đổi y phục, giày dép trước khi chải đầu để gột sạch những điều không may mắn. Sau đó một người phụ nữ được đánh giá phúc hậu, có cuộc sống viên mãn sẽ là người thực hiện chải đầu cho cô dâu. Nghi thức chải đầu được thực hiện 3 lần. Mỗi lần chải, người chải cần chải từ chân đến ngọn tóc, không được nghỉ giữa chừng với quan niệm: “một chải chải tới đuôi, hai chải răng long đầu bạc, ba chải con cháu đầy đàn”. Sau khi chải đầu xong, mọi cười sẽ cùng ăn chè trôi nước. Sau khi ăn xong mới được tính hoàn tất thủ tục chải đầu.
  • Hồng bao: tiền mừng cưới sẽ được đặt trong các phong bao màu đỏ, gọi là hồng bao. Bên ngoài hồng bao thường in chữ Hỷ hoặc những câu chúc như “thiên địa tác thành” hay “bách niên hảo hợp”. Người Hoa rất quan trọng hồng bao, cho rằng đây là cách họ gửi lời chúc phúc, tiền tài, may mắn và tuổi thọ cho vợ chồng mới. Khi trao và nhận hồng bao, cả người trao và người nhận đều phải dùng hai 2 tay đưa – nhận để thể hiện sự trang trọng, chân thành.

phong tục cưới người hoa

Số tiền mừng hồng bao có thể tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình. Tuy nhiên người Hoa luôn thích những con số chẵn. Vì vậy bạn có thể cân nhắc về khoản hồng bao hợp lý lại phù hợp với văn hóa tinh thần người Hoa. Lưu ý, cần tránh số 4 bởi đây là con số kiêng kỵ trong văn hóa người Hoa do âm đọc gần giống với chữ “tử”.

Ngày nay, văn hóa và phong tục đám cưới người Hoa có những nét giao thoa, biến đổi nhất định để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên những nét đặc sắc của những phong tục chính vẫn được người Hoa duy trì, thực hiện cho đến tận ngày nay.

áo dài cưới người hoa

Trên đây là một số thông tin về phong tục đám cưới người Hoa mà Nicole Bridal muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng các cặp đôi sắp cưới hoặc những cô dâu, chú rể tương lai của gia đình người Hoa sẽ có thêm những lưu ý để chuẩn bị cho tiệc cưới diễn ra suôn sẻ.

Để đặt may váy cưới thiết kế riêng, bạn có thể liên hệ Nicole Bridal để chúng mình tư vấn các mẫu áo cưới đẹp nhất mùa này, để bạn thật tự tin và thoải mái cho ngày trọng đại nhé.

phong tục cưới người hoa

Mục Lục

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn

Đừng quên ưu đãi !

DÀNH RIÊNG CHO BẠN