Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

Phong tục cưới hỏi người Việt Nam gồm những gì?

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Phong tục cưới hỏi truyền thống người Việt là nét văn hóa quan trọng tự đời xưa, mang ý nghĩa thiêng liêng, quan trọng với mỗi cặp đôi và gia đình. Việc nắm rõ các phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt có ý nghĩa quan trọng, giúp hai bạn cử hành hôn lễ thuận lợi, đúng nghi thức mà ông cha ta đã truyền lại từ bao đời. Đặc biệt hơn là những cặp đôi “đa quốc gia”, khi nàng dâu, chàng rể là người ngoại quốc.

Các nghi thức, lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt bao gồm

Lễ Chạm ngõ

Lễ Chạm ngõ (lễ Dạm ngõ) được hiểu là nghi thức ra mắt giữa nhà trai và nhà gái, có ý nghĩa cho phép người nam và người nữ tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Thực tế đây là buổi lễ giúp hai gia đình gặp gỡ, thắt chặt mối quan hệ thân thiết hơn.

Khi cử hành lễ Chạm ngõ, gia đình nhà trai cần mang theo đĩa trầu cau nhỏ hoặc hoa quả (số lượng ít) mang tính hình thức đơn giản. Đây là lễ đầu tiên, bắt buộc phải có trước khi cử hành lễ ăn hỏi. Dù không quá quan trọng về mặt hình thức tổ chức song đây là buổi lễ bắt buộc cần có.

phong tục cưới hỏi

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi được xem là nghi thức mà hai gia đình, tổ tiên chấp thuận hai bạn là vợ, là chồng của nhau. Để thực hiện đúng phong tục của buổi lễ ăn hỏi, nhà trai cần chuẩn bị các lễ vật sau:

  • Khay trầu cau (thường là số chẵn)
  • Khay rượu
  • Khay bánh
  • Khay trái cây
  • Lợn sữa và xôi gấc
  • Bánh phu thê (xu xê)
  • Tiền nạp tài
  • Cặp trà song hỷ
  • Cặp đèn cầy long phụng
  • Nữ trang cho cô dâu
  • Áo dài cưới truyền thống cho cô dâu

cưới hỏi

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như thống nhất giữa hai bên, một số lễ vật có thể giản lược đôi chút. Tuy nhiên nhìn chung, các lễ vật kể trên đều là những món đồ quan trọng mà nhà trai cần chuẩn bị cho nhà gái trong lễ ăn hỏi.

Sau khi hoàn tất lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ tiến hành xin ngày đẹp để cử hành hôn lễ, xin dâu với nhà gái. Đây là tục lệ bắt buộc cần có để nhà gái có thể chuẩn bị chu toàn cho cô dâu cũng như đón tiếp nhà trai nồng hậu nhất.

Ngày nay, vì một số điều kiện hoặc mong muốn giản lược hình thức, phong tục cưới truyền thống, nhiều gia đình lựa chọn nhập chung lễ ăn hỏi và lễ cưới ở nhà gái vào chung một ngày nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên về hình thức và các lễ vật, nhà trai vẫn phải chuẩn bị theo như đề xuất của gia đình nhà gái.

Lễ xin dâu

Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, người đại diện họ nhà trai (thường là người phụ nữ thân thiết, có vai trò và tiếng nói quan trọng trong dòng tộc) sẽ mang cơi trầu đến nhà gái để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ là người nhận cơi trầu cau và đặt lên bàn thờ tổ tiên. Đây là nghi thức truyền thống quan trọng trong phong tục cưới hỏi người Việt. Điều này đồng nghĩa với việc nhà gái chính thức gả cô dâu về nhà chồng.

Lễ rước dâu (đón dâu)

Sau khi hoàn tất lễ xin dâu và được gia đình nhà gái đồng ý, cô dâu sẽ được nhà trai đón về. Chú rể mang hoa cưới cùng một số lễ vật đón cô dâu về nhà. Số lượng lễ vật tùy vào yêu cầu từ nhà gái, tuy nhiên thường giản lược so với tráp lễ ăn hỏi. Trước khi cô dâu về nhà chồng, gia đình và bạn bè sẽ trao gửi những món quà tặng, của hồi môn với ý nghĩa chúc phúc cho vợ chồng mới giàu sang, ấm no, hạnh phúc.

rước dâu

Sau khi đón dâu từ nhà gái, cô dâu sẽ theo đoàn rước về nhà chồng. Mẹ chồng sẽ là người chờ sẵn ở cổng để đón con dâu. Khi khi thực hiện các nghi thức gia tiên và chào họ hàng bên chồng, cô dâu và chú rể sẽ được gia đình và bạn bè chú rể trao tặng quà, của hồi môn tương tự nhà gái.

Đón khách và đãi tiệc

Sau nghi thức gia tiên đám cưới ở nhà trai, gia đình cô dâu và chú rể sẽ đãi tiệc, tiếp đón quan khách với ý nghĩa thông báo tin kết hôn đến bạn bè, người thân, hàng xóm. Tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm chung mỗi gia đình, vùng miền, đãi tiệc khách có thể tổ chức gộp hoặc từng gia đình cô dâu, chú rể.

tiệc cưới

Các nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi người Việt mang đậm nét văn hóa của dân tộc, đề cao tính gắn kết, yêu thương của gia đình, dòng họ. Vì thế không chỉ những cô dâu, chú rể cử hành hôn lễ tại Việt Nam, mà ngay cả những cặp đôi xa xứ cũng mong tổ chức đám cưới theo cách thức, nghi lễ truyền thống. Nicole Bridal có dịp chứng kiến và chuẩn bị với nhiều cặp đôi trên hành trình đi tìm những chiếc Áo dài thiết kế riêng để hai bạn có thể có một buổi tiệc cưới đậm dấu ấn người Việt ngay khi không ở quê nhà.

Trên đây là một số nghi thức chính trong phong tục cưới hỏi người Việt mà Nicole Bridal muốn chia sẻ đến bạn. Nếu hai bạn đang tìm kiếm đơn vị thực hiện các dịch vụ cưới hỏi hoặc đang trên hành trình đi tìm váy cưới thiết kế riêng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để Nicole tư vấn và hỗ trợ hai bạn nhé.

rước dâu

Mục Lục

Bài viết liên quan

Cô dâu Hoàng Thu | Hà Nội

Váy cưới cổ điển tay dài ren của Thu mang vẻ đẹp kiêu sa của những quý cô thanh lịch. Váy cưới cổ cao tay

Products not found

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn