SAMPLE SALES UPTO 70% OFF | SHOP NOW

Tư vấn tận tình, tiết kiệm thời gian

Tất tần tật điều cần chuẩn bị cho buổi lễ gia tiên đám cưới tươm tất

Nicole Bridal – Studio MAY, CHO THUÊ váy cưới hàng đầu TP.HCM với 10 năm kinh nghiệm May, Cho Thuê áo cưới từ xa, đồng hành với hơn 5.000 cô dâu Việt Nam và hải ngoại. Thiết kế áo cưới cao cấp, sang trọng, đậm tinh thần châu Âu phóng khoáng.

Lễ gia tiên tại nhà trai hay nhà gái là một nghi thức bắt buộc trong đời sống hôn nhân của người Việt. Thủ tục mang ý nghĩa thông báo với tổ tiên về việc con cháu trong gia đình xuất giá hoặc đón nàng dâu mới về nhà. Gia tiên cũng là dịp cô dâu – chú rể ra mắt họ hàng hai bên. Tuyên cần phải chuẩn bị gì cho đám cưới, lễ gia tiên là những điều mà nhiều cặp đôi băn khoăn. Cùng tìm hiểu bàn gia tiên đám cưới nên chuẩn bị những gì trong bài viết sau nhé.

Lễ gia tiên là gì?

Lễ gia tiên là nghi thức thông báo trước bàn thờ gia đình về hỷ sự, cưới vợ, gả chồng của con cháu trong nhà. Trong lễ gia tiên, cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương khấn vái tổ tiên để tỏ lòng thành kính, nhớ ơn nguồn cội.

Trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam, đôi vợ chồng chỉ chính thức nên duyên khi thắp hương, trình diện trước ban thờ. Nếu đám cưới không làm lễ gia tiên, người vợ/chồng không được xem là một thành viên của dòng họ. Chính vì vậy nghi thức gia tiên đám cưới là hoạt động quan trọng bậc nhất trong nghi thức cưới truyền thống Việt Nam.

Kinh nghiệm chuẩn bị gia tiên và đám cưới

Bạn cần lên kế hoạch từ sớm để lễ gia tiên đám cưới trọn vẹn

Cúng gia tiên đám cưới là nghi lễ quan trọng trong văn hóa đời sống hôn nhân của người Việt. Cô dâu – chú rể hành bái lễ gia tiên mang ý nghĩa thông báo với tổ tiên về việc con gái đi lấy chồng (đối với nhà gái) hoặc đón nàng dâu mới (đối với nhà trai). Bên cạnh đó, đây là dịp để cô dâu và chú rể ra mắt đầy đủ họ hàng đôi bên.

Đám cưới chỉ thực sự trọn vẹn và mẫu mực khi thực hiện đầy đủ nghi thức gia tiên. Tình hình căng thẳng của dịch Covid-19 khiến nhiều cô dâu – chú rể quyết định tiết giảm nhiều thủ tục, lễ vật cưới mùa dịch. Đối với nghi thức gia tiên, nhiều cặp đôi giảm số lượng lễ vật cưới hỏi để phù hợp với tài chính cũng như tránh lãng phí bởi số người dự tiệc vơi bớt.

Thời điểm tiến hành gia tiên đám cưới

Gia tiên đám cưới là nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi người Việt

Theo phong tục cưới hỏi người Việt, nghi thức gia tiên hôn nhân được tiến hành trong cả lễ ăn hỏi và ngày cưới.

Trong ngày đám hỏi, lễ gia tiên chỉ tổ chức tại nhà gái. Chú rể thắp hương và khấn lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái, mang ý nghĩa thưa hỏi về việc cưới hỏi.

Trong ngày cưới, nghi lễ gia tiên đám cưới được tiến hành tại cả nhà trai và nhà gái trong ngày trọng đại. Khi chuẩn bị tiến hành rước dâu, nhà trai khấn bái gia tiên. Sau đó, họ hàng nhà trai di chuyển đến nhà gái, chú rể tiếp tục khấn bái gia tiên nhà gái với ý nghĩa xin được rước dâu về nhà. Sau cùng, cô dâu tiếp tục hành lễ tương tự trước bàn thờ gia tiên đám cưới nhà trai.

Xem thêm: Dịch vụ Trọn gói ngày cưới từ Nicole Bridal

Lễ gia tiên gồm những gì?

Bàn thờ gia tiên đám cưới là khu vực tôn nghiêm và linh thiêng nhất trong nghi thức cưới. Tùy thuộc vào phong tục văn hóa vùng miền và điều kiện tài chính để tiến hành chuẩn bị cho lễ gia tiên đầy đủ.

Để phù hợp với tình hình cưới mùa dịch, bạn có thể bỏ qua nhiều nghi thức, lễ vật cho ngày cưới. Tuy nhiên các vật dụng thiết yếu cho buổi lễ gia tiên vẫn cần đảm bảo cho lễ gia tiên trọn vẹn. Dưới đây là các lễ vật phải có cho lễ gia tiên:

Bàn gia tiên đám cưới

Bàn gia tiên đám hỏi / Bàn thờ gia tiên đám cưới được đặt ở khu vực trang trọng nhất

Chuẩn bị đám cưới cần những gì quan trọng nhất? Bên cạnh các công đoạn hoàn tất trang phục cưới, lễ cưới, chụp ảnh cưới, thì lễ gia tiên là điều không thể bỏ qua.

Trong nghi thức ngày nên duyên, bàn thờ gia tiên ngày cưới là khu vực cần được quan tâm, chuẩn bị chu đáo nhất. Trên bàn thờ gia tiên cần đặt đủ: lư đồng, bát hương, nhang, đèn hoặc nến, trái cây kết long phụng…

Lư đồng, bát hương, nhang là những vật luôn có trên bàn thờ gia tiên đám cưới của người Việt.

Long – phụng kết bằng hoa quả: tượng trưng cho sự hòa hợp, thịnh vượng, may mắn cho hạnh phúc lứa đôi.

Cặp chân đèn: thắp đèn cầy mang ý nghĩa cô dâu và chú rể chính thức kết duyên thành vợ thành chồng.

Ngoài ra gia đình có thể chuẩn bị thêm hoa tươi, đèn hoa sen… để trang trí không gian bàn lễ gia tiên.

Chữ hỷ, câu đối đỏ

Chữ Hỷ mang nghĩa báo tin vui cùng sự may mắn trong hôn nhân

Tùy thuộc vào sở thích, màu bổn mệnh của cặp đôi để lựa chọn màu sắc chủ đạo trang trí không gian gia tiên đám cưới. Trong phong tục cưới hỏi của người, chữ Hỷ bắt buộc có trong khâu trang trí. Một số gia đình có thể chuẩn bị thêm câu đối đỏ để tăng phần trang trọng, tôn nghiêm cho buổi lễ.

Mâm quả

Bàn mâm quả được đặt thấp hơn vị trí của bàn gia tiên, là nơi đặt các mâm quả mà nhà trai mang tới. Lễ vật được đặt trong các mâm quả gồm trầu cau, trà rượu, bánh phu thê, hoa quả, heo sữa quay, tiền dẫn cưới…

Bàn mâm quả được đặt trước bàn thờ gia tiên

Chuẩn bị mâm ngũ quả là phần bắt buộc có trong lễ cúng gia tiên. Tùy thuộc vào điều kiện và phong tục tập quán từng vùng miền, số lượng mâm quả có thể gồm 5, 6 hoặc 9. Điều này phụ thuộc vào sự thống nhất giữa hai gia đình, đặc biệt là sự chấp thuận từ nhà gái.

Mâm trà rượu: mang ý nghĩa dâng kính tổ tiên, chứng giám và cầu phúc phận cho đôi vợ chồng mới cưới.

Mâm trầu cau: tượng trưng cho sự sắt son, thủy chung, bền chặt của vợ chồng.

Mâm bánh phu thê/bánh cốm/bánh đậu xanh: cầu mong tình cảm vợ chồng ngọt ngào, nồng đượm.

Mâm xôi, gà/heo sữa quay: sự sung túc, ấm no trong cuộc sống vợ chồng.

Mâm trang sức và áo dài: món quà làm vốn, mong vợ chồng được chăm lo kỹ lưỡng, tu chí làm ăn.

Bàn tiếp họ hàng

Bàn tiếp họ hàng là nơi hai họ cùng ngồi chứng kiến khoảnh khắc đôi lứa kết duyên vợ chồng. Thông thường, mỗi bàn họ được sắp xếp 12 ghế ngồi, có thể chuẩn bị thêm ghế nếu số lượng quan viên đông hơn. Bàn tiếp họ hàng được trang trí chỉn chu, đầy đủ gồm: hoa tươi, tách trà, nước lọc có tên đôi uyên ương. Khăn trải bàn tiếp họ hàng kết hợp với không gian trang trí gia tiên tạo khung cảnh trang trọng, ấm cúng.

Lễ xuất giá nên mặc gì? Cô dâu đừng quên Trang phục cưới truyền thống

may áo dài cưới
Áo dài cưới màu đỏ được nhiều cô dâu lựa chọn hành lễ gia tiên
áo dài cưới đẹp
Áo dài cưới màu hồng tăng thêm sự nữ tính, dịu dàng cho người mặc

Điều quan trọng nhất khi cử hành nghi thức cưới chính là trang phục trang trọng, tôn nghiêm. Chú rể diện vest thanh lịch, cô dâu khoác áo dài cưới truyền thống để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Để chuẩn bị chu đáo, cô dâu và chú rể cần tìm kiếm trang phục trước ngày cưới từ 3-5 tuần để lựa chọn trang phục cưới ưng ý.

ÁO DÀI CƯỚI TRẮNG GẤM
Áo dài cưới truyền thống không thể thiếu trong nghi thức cưới người Việt

Để hạn chế việc tiếp xúc khu vực đông người mùa dịch, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn dịch vụ May đo hoặc Thuê áo dài cưới online. Tại Nicole Bridal, cô dâu có thể lựa chọn đặt mẫu, cung cấp số đo và nhận sự tư vấn từ đội ngũ chuyên viên của studio. Với nhiều năm kinh nghiệm chuẩn bị các mẫu áo cưới trong mơ, Nicole Bridal tin rằng bạn sẽ chọn được chiếc áo dài cưới đẹp đúng ý để diện trong ngày làm lễ gia tiên.

Tìm hiểu thêm Bộ sưu tập áo dài cưới mới nhất: https://nicolebridal.vn/danh-muc/ao-dai-cuoi/

Quay phim, chụp ảnh truyền thống

Quay phim và chụp ảnh cưới truyền thống ghi lại trọn vẹn sự trang nghiêm của lễ cưới

Bên cạnh các lễ vật cần thiết trong nghi lễ gia tiên cưới, bạn không thể bỏ qua hoạt động chụp ảnh làm lễ và quay phóng sự cưới. Quay phim và chụp ảnh lễ gia tiên giúp ghi lại những khoảnh khắc trang nghiêm, linh thiêng của buổi tiệc. Toàn bộ cảm xúc của cặp đôi trước bàn thờ gia tiên đều được ghi nhận trọn vẹn. Đó là minh chứng cho lời thề nguyện và công nhận thành đôi, được quan viên hai họ chúc phúc. Với đặc thù tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19, bạn có thể tiết giảm quay phóng sự cưới để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chụp ảnh đám cưới vẫn là điều cần thiết cho lễ cưới trọn vẹn.

Điều quan trọng nhất khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19 chính là sức khỏe của gia đình. Bạn cần đảm bảo tuân thủ các yếu tố phòng dịch, chuẩn bị chu đáo và trang bị đầy đủ kiến thức phòng dịch. Hãy để lễ gia tiên và đám cưới mùa Covid-19 diễn ra an toàn và hạnh phúc nhé!

Có nên tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19?

Trong văn hóa người Việt, gia tiên đám cưới mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh. Do đó bạn cần chuẩn bị cho buổi lễ gia tiên đầy đủ, tươm tất để lễ cưới diễn ra trọn vẹn. Thế nhưng khi đối diện với thực trạng cưới mùa dịch căng thẳng, nhiều cặp đôi chuẩn bị lễ gia tiên và đám cưới đơn giản nhất có thể. Vậy lễ gia tiên gồm những gì? Đám cưới không làm lễ gia tiên liệu có được hay không?

Ảnh cưới đẹp - Nicole Bridal
Có nên tổ chức cưới mùa dịch Covid-19?

Sau những đợt bùng dịch mạnh từ năm 2020 kéo dài đến 2022, nhiều cặp đôi quyết định dời ngày cưới hoặc chuẩn bị tiệc cưới một cách dè dặt. Câu hỏi được đặt ra là: có nên tổ chức cưới mùa dịch Covid-19 hay không?

Nicole Bridal tin rằng bất kể tình huống nào, chúng ta vẫn tìm ra cách thích hợp. Với đặc thù tiệc cưới mùa Covid-19,  linh động và chấp nhận là lời khuyên cho các cặp đôi. Nicole gợi ý một vài phương án để bạn cân nhắc:

Nếu điều kiện kinh tế gia đình ổn định, bạn có thể cân nhắc về việc hoãn đám cưới để ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người thân và bạn bè. Cô dâu và chú rể phải tổ chức cưới theo quy định của chính quyền địa phương nhằm hạn chế khả năng phát tán dịch trong cộng đồng. Một đám cưới khi tình hình ổn định giúp quan khách an toàn, mọi người có thể tham dự đông đủ.

gia-tien-dam-cuoi-8

Nếu họ hàng hai bên muốn tổ chức nghi lễ gia tiên đám cưới theo kế hoạch, hai bạn có thể cân nhắc việc thực hiện đủ thủ tục hôn lễ bằng lễ cúng gia tiên ngày cưới, với điều kiện hạn chế lượng người tham gia không quá 30 người. Cặp đôi đăng ký kết hôn ở chính quyền sở tại cũng là gợi ý giúp 02 nhà trai và nhà gái vừa đủ hài lòng, có danh có phận. Ngày tổ chức cưới sẽ được tổ chức sau khi dịch cưới được kiểm soát.

Nicole Bridal là địa chỉ cung cấp áo cưới, áo dài cưới và các dịch vụ cưới trọn gói hàng đầu Việt Nam. Với sứ mệnh đem đến “Ngôi nhà váy cưới” để cô dâu thỏa thích lựa chọn trang phục phù hợp nhất cho ngày trọng đại. Chúng tôi tin rằng sự đa dạng và đặc biệt trong từng thiết kế áo dài cưới, váy cưới sẽ giúp cô dâu trở thành người phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian.

Bàn thờ tổ tiên rất quan trọng, cần phải chuẩn bị sạch sẽ, tươm tất, chỉn chu nhất có thể. Cho dù tổ chức theo hình thức nào, mục đích chính của nghi thức gia tiên đám cưới hôn nhân là cầu mong tổ tiên chúc phúc cho sự thành toàn đôi lứa. Hy vọng bài viết có thể giúp cô dâu và chú rể chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tiệc cưới trong mơ.

Mục Lục

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đặt lịch hẹn

Đừng quên ưu đãi !

DÀNH RIÊNG CHO BẠN